Bỏ qua nội dung

Tướng Tàu

Tháng Một 3, 2018

Từ nhỏ, người Việt ta đã làm quen với các anh tướng Tàu.

Các chuyện dã sử Trung quốc (Đông Chu Liệt Quốc, Tam quốc, Hán Sở tranh hùng, Thuyết Đường vv…) đều là những tiểu thuyết thuộc loại gối đầu giường trong nhiều thế hệ.

Các chuỵện này nội dung chính là chiến tranh, trung tâm của nó là các tướng lĩnh. Trẻ con từ bé đã biết đến Hàn Tín, Hạng Vũ, Khổng Minh, Chu Du, Quan Công, và vô số anh tướng Tàu oai hùng khác. Ta như có cảm giác Trung hoa là cái nôi sản sinh không ngừng các danh tướng kiệt xuất của nhân loại.

Nhưng, lùi xa một chút, có một cảm giác không hẳn là ổn. Lịch sử Trung Hoa chứa đựng một quá trình chiến đấu không ngừng với các bộ lạc phương Bắc. Và xem ra, họ không mấy thành công. Để tiện so sánh, tính từ thế kỷ 10 khi Việt Nam giành độc lập cho đến thời cận đại, Trung quốc trải qua bốn triều đại phong kiến Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Hai trong số đó (Nguyên và Thanh) được lâp ra qua sự xâm lược của người Mông cổ và người Mãn, các bộ tộc phương Bắc có dân số kém Trung quốc mấy chục lần. Dưới triều đại nhà Tống, Trung quốc cũng có đến quá nửa thời gian khốn đốn đối phó với các cuộc xâm lược của Liêu và Nữ Chân, và chịu mất một nửa lãnh thổ cho đến khi bị diệt vong. Trong cùng thời gian đó, người Việt chỉ có chừng 20 năm mất tự chủ sau khi nhà Hồ bị đánh bại.

Vậy trong thời gian rất dài đó, các tướng Tàu kiệt xuất ở đâu ?

Nếu để ý, các nhân vật lỗi lạc được nêu ở trên, và phần lớn các tướng Tàu oai phong mà bạn biết, đều là anh hùng của các cuộc nội chiến. Không lẽ Trung quốc không sản sinh ra một đội ngũ đông đảo các tướng lĩnh ngang tầm trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, diễn ra trong một quá trình rất dài ? Hay đơn giản là các viên tướng của những kẻ xâm lược đã xuất sắc hơn họ ?

Lan man thêm một chút, Trung quốc là nước có chữ viết rất sớm. Các sự kiện, hay truyền thuyết, được ghi lại rất chi tiết. Nếu bạn quan sát tỷ mỷ các hoạt đông của một người trung bình hàng ngày, cũng sẽ có rất nhiều điều thú vị . Tin hay không, chẳng phải chính chúng ta đôi khi vẫn được sếp khen là đáng yêu hay sao ? Dù rằng tần xuất của lời khen này thấp hơn rất nhiều lần so với các động vật khác trong nhà, như mèo và chó, nó cũng thường mang lại sự ngạc nhiên không hề nhẹ. Nhưng về phương diện thống kê mà nói, lời khen này không phải là hoàn toàn không có cơ sở. Các ghi chép công phu cùng số lượng không nhỏ các truyền thuyết về một nhân vật nôi tiếng là nguyên liệu dồi dào cho các nhà văn. Tầm vóc của các bác tướng Tàu chắc phải cảm ơn rất nhiều ngòi bút siêu việt của các nhà văn đồng hương.

Trong một ví dụ tiêu biếu, ta thử phân tích sự nghiệp của Khổng Minh, có thể nói là một soái được nhắc tới nhiều nhất như một quân sư đại tài trong lịch sử Trung quốc.

Khôgn nghi ngờ gì, Khổng Minh là môt người thông minh và có kiến thức cao trong rất nhiều lĩnh vực, liêm khiết và tận tâm với nhiệm vụ. Nhưng thiên tài quân sự của ông phần nhiều được tưởng tượng ra bởi La quán Trung, tác giả tiểu thuyết Tam quốc có ảnh hưởng rất sâu rộng trong văn học sử và cả đời sống hàng ngày.

Các mưu mẹo tuyệt vời của Khổng Minh được viết đến cực nhiều trong Tam quốc, và vô số sách “ăn theo” sau đó (Tam quôc ngoại truyện, vvv). Nhưng nếu đọc kỹ, rất khó có thể phân biệt giữa truyền thuyết và sự thật, và khá nhiều chi tiết mang tính thần thánh hoá, cho trẻ con đọc cho vui (chẳng hạn Thạch trận đồ). Để khách quan, ta sẽ dựa vào các nét lớn được lich sử ghi nhận mà thôi.

Công bằng mà nói, viên tướng xuất sắc nhất trong quân Thục, chính là Lưu Bị. Hai chiên dịch thành công lớn, lấy Đông Xuyên và Tây Xuyên, đều do ông trực tiếp chỉ huy, với tham mưu là Pháp Chính, Bàng Thống, chứ không phải Khổng Minh. Khi Lưu Bị lên ngôi, Pháp Chính là ngừoi nắm quyền cao nhất. Nguỵ Diên được làm thái thú Hán Trung, vị trí quan trọng sau Thành đô, cũng nhờ công lao của ông ta trong hai chiến dịch trên.

Sau khi Lưu Bị mất, các chiến dịch do Khổng Minh chỉ huy chống lại nước Nguỵ, mặc dầu được tả hết sức hấp dẫn với nhiều mưu mẹo tuyệt vời làm trẻ con thích mê, đã không thu được lợi ích gì nhiều.
Quân Thục dưới quyền Khổng Minh chưa bao giờ tiến sâu được vào nước Nguỵ, và sau sáu lần xuất quân, đường biên giới hai nước gần như không thay đổi. Trong khi đó, Hàn Toại và Mã Siêu, trước đó không lâu, đã chiếm được Tràng An, thành phố trung tâm về phía tây của nhà Nguỵ, môt cách tương đối dễ dàng. Trong toàn bộ cuộc chiến, trận đánh lớn nhất ở Nhai Đình, quân Thục thua và thiệt hại rất nặng.

Chíến dịch thành công nhất của Khổng Minh là cuộc chinh phục các bộ tộc phương nam (bình Mạnh Hoạch). Các chi tiết được La quán Trung mô tả rất ly kỳ, nhưng đã được đẩy cao lên quá tầm quan trọng của chúng. Đây là lần đầu tiên Khổng Minh trực tiếp cầm một đạo quân lớn, và để chắc ăn, ông mang theo ba viên tướng giỏi nhất lúc đó của nhà Thục là Triệu Vân, Nguy Diên và Mã Đại, mà có lẽ bất kỳ ai trông số họ cũng đủ sức điều khiển toàn bộ chiến dịch thành công. Vài năm trước đó, Tào Chương (con trai Tào Tháo) bình đinh bộ lạc Ô Hoàn ở miền Bắc, một nhiệm vụ không kém khó khăn, mà không dùng bất kỳ đại tướng nào của bố.

Khổng Minh chọn Khương Duy, học trò cưng của mình, làm người kế nghiệp về mặt quân sự. Kế tục sự nghiệp của thầy, Khương Duy tiếp tục tấn công nước Nguỵ. Các cuộc ra quân liên miên này không mang lại ích lợi gi đáng kể , và đã làm nước Thục kiệt quệ về mặt kinh tế, dẫn tới sự sụp đổ chỉ 30 năm sau khi Khổng Minh mất.

Một nhân vật Việt Nam có hoàn cảnh tương tự như Khổng Minh là Đào Duy Từ. Trong thời ông (thê kỷ 17), bối cảnh Việt Nam khá giống thời Tam Quốc. Chúa Trịnh lập vua Lê lên ngôi, nhưng giữ hết quyền hành. Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Quảng, xây dựng căn cứ phía Nam. Ngoài Bắc con cháu nhà Mạc vẫn giữ Cao Bằng. Đến lúc Đào Duy Từ lên nắm quyền (1627), nhà Mạc đã về hàng chúa Trịnh, Trịnh Tráng quyết tâm bình định phương Nam. Thế lực họ Trịnh hơn họ Nguyễn nhiều lần. Về qui mô, số dân Đàng trong và Thục có lẽ cũng xấp xỉ nhau (nươc Thục thời Tam quốc có chừng 1 triệu dân).

Giống Khổng Minh, Đào Duy Từ được chúa Nguyên tin dùng, cất nhắc từ thư sinh lên làm tể tướng. Ông chấp chính, đắp luỹ để phòng thủ. Đàng Trong lực lượng mỏng hơn nhưng nhờ chiến luỹ chắc chắn chặn được biết tiến của chúa Trịnh, quân dân không bị tổn hại nhiều. Ông không Bắc tiến, mà chủ trương Nam tiến khai khẩn bờ cõi, cùng lúc giúp chúa Nguyễn xây dựng được đinh chế chính quyền rất được lòng dân, đặt nền móng cho một thể chế lâu dài.

Đào Duy Từ cầm quyền vỏn vẹn 8 năm, mà đặt được nền móng 100 năm cho cơ nghiêp của các chúa Nguyễn, được nối tiếp thêm bởi các vua nhà Nguyễn sau đó, tồng cộng hơn 300 năm. Những người được ông tiến cử như Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến chẳng những giữ được thế cân bằng về quân sự với Đàng Ngoài, mà còn góp phần quyết định cho cuộc khai khẩn phương Nam của người Viêt. Con trai của Nguyễn Hữu Dật là Nguyễn Hữu Cảnh là người xác định chủ quyền của người Việt tại Sài gòn-Gia Định. Đến đời Nguyễn Ánh, Đàng Trong và Đàng Ngoài đã có dân số xấp xỉ nhau. Sự trù phú của đất phương Nam và ảnh hưởng của các chúa Nguyễn ở đây là yếu tố quyết định giúp ông thống nhất được Viêt Nam sau một cuộc nội chiến dai dẳng. Về sự nghiệp mà nói, có lẽ
Đào Duy Từ đã thành công hơn người đồng nghiệp phương Bắc.

Nhưng với cuốn tiểu thuyết thiên tài của La quán Trung, hình tượng vị quân sư đất Nam Dương rất lâu nữa mới có thể có có đối thủ.

From → Chưa phân loại

3 bình luận
  1. thilan permalink

    Happy New Year ! Bonne année, bonne santé monsieur le professeur !

    Em cứ nghe nói đến Tàu với tướng Tàu là em muốn cưỡi voi ra trận !
    Nếu GS muốn một bài thơ mừng năm mới, xin hãy viết một tâm sự đầu xuân ! 🙂

  2. thilan permalink

    Anh có biết Khổng Minh mặc váy thời nay là ai không ? 😀

Bình luận về bài viết này