Bỏ qua nội dung

Nhật ký Yale: Tiền đâu ra

Tháng Chín 11, 2013

Ở  Yale có một cái thú hơn Rutgers (và phần lớn các trường khác tôi đã từng qua) là đi ăn trưa. Các lý do như sau:

(1) Trong campus có 12 college (khu nhà ở cho sinh viên). Mỗi college có một kiến trúc và lịch sử riêng. Sinh viên khi vào trường sẽ chọn một college và ở đó 3-4 năm cho đến khi ra trường. Mỗi college có một nhà ăn, kiểu thức ăn cũng hơi khác nhau. GS và học sinh ăn chỗ nào cũng được, nên lâu chán. Ngoài ra còn một cái nhà ăn chung to tường, kiểu như trong phim Harry Pỏrter (làm theo mẫu của Oxford và Cambridge).

(2)  GS ăn không mất tiền (he he).

(3) Vì (1) và (2), nên các GS tương đối tích cực đi ăn trưa. Ra nhà ăn gặp ối người, học được nhiều chuyện thú vị.

Hôm nay đi Timothy Dwight.  Thành phần gồm có GS (rất nổi tiếng và đẹp trai) H., GS (trẻ đầy triển vọng) O., tôi, một chú postdoc Tàu không nhớ tên, và GS X. đến thăm từ Indiana State (Bloomington).

Chuyên xoay quanh là các trường ở Mỹ dạo này làm ăn thế nào. GS X có một quan sát khá thú vị là trong những năm suy thoái, sự hỗ trợ của chính quyền bang với các trường đại học công giảm xuống dần dần. Ở một số nơi tình trạng này đã đến mức báo động. Chẳng hạn tại Indiana, số tiền này chỉ chiếm độ 10% budget của cả trường. Có những trường, con số này thậm chí còn xuống tới  4 hay 5%, đồng  nghĩa với việc các trường này phải tự xoay sở để lo lấy  budget của mình, mặc dầu mang tiếng là trường công.

Vậy thì 90% hay 95% còn lại ở đâu ra ?  Chỉ có hai nguồn chính: tiền học phí của sinh viên và tiền từ các grant của GS. Một nguồn nữa là tiền lãi từ endowment, nhưng ở các trường công các khoảng này không lớn lắm. Tiền từ grant lúc lên lúc xuống, tuỳ theo mức tài trợ của các quĩ khoa học hay các công ty. Bởi vậy các ngành được coi là “mũi nhọn” thường là các ngành mà GS có khả năng mang về những khoản grant lớn. Trong thứ tự xếp hạng này, khoa toán, theo lẽ tự nhiên,  thường đứng gần bét, chỉ hơn vài khoa xã hội. Tuy vậy, đôi khi cũng có một số GS làm đề tài có hướng ứng dụng có  grant có 7 chữ số.

Tiền học phí là khoản có thể thay đổi được nhiều Học phí gần đây liên tục tăng. Học sinh học ở trường tại bang mình sinh sống thì trả học phí tương đối rẻ, nhưng học sinh đến  từ bang khác hay nước khác  trả học phí rât đắt. Mức học phí tại  Indiana đã lên xấp xỉ bằng Yale (!!).  Chiến thuật hiên đang được áp dụng tại Indiana là khi nào chính quyền bang giảm mức tài trợ, thì trường lại nhận thêm một số khá đông học sinh nước ngoài, phần lớn từ Trung Quốc, với mức học phí toàn phần tương đối cắt cổ.  Thí dụ budget  giảm 1% thì cần 100 bạn Trung Quốc.

Về chuyện mức tài trợ giảm dần từng năm, GS H. so sánh với một thí nghiêm sinh học cổ điển: Nếu ta bỏ một chú ếch vào nồi nước sôi, thì nó sẽ nhảy ngay ra. Nhưng nếu trước hết cho nó vào một nồi nước lạnh cho ngồi khoan khoải, rồi đun nóng dần nước lên, thì ếch sẽ ngồi đó đến lúc bị luộc  chín :=)).

Bữa trưa kết thúc trong bầu không khí  thân mật, hợp tác và hữu nghị.

From → Chưa phân loại

11 bình luận
  1. Các trường đều có chuyên gia kinh tế mà, lại bắt chước nhau nữa. Em thấy còn có vài chiêu khác: tăng cường “bán” tên các school cho các tỉ phú già (chắc trước kia thì hem làm phổ biến chuyện này vì như thế ra dáng trường tư quá, nhưng giờ thì có thể lí luận với chính quyền rằng “nếu hem cho đổi tên thì ông nuôi tôi nhé”, chính quyền bớt tài trợ thì cũng phải cho bù lại cái gì đó, chuyện được phép tăng học phí cao cũng thế, mà cũng là 1 cách ép lại để chính quyền cũng hem dám bớt tài trợ nhiều nữa nếu hem tăng dữ quá dân sẽ chửi mạnh lại; 1 chuyện tương tự chuyện tên trường là nhiều clb bóng đá nổi tiếng ở châu Âu gần đây bán tên sân vận động cho các tập đoàn hàng không), kêu gọi alumni mạnh mẽ hơn, cắt giảm chi phí (chẳng hạn gộp các thư viện nhỏ vào thư viện lớn). Nói chung các trường đều giỏi, tìm cách tồn tại được mà hem gây ra “hiệu ứng đám đông” bất mãn. Có điều chính quyền vẫn giỏi hơn vì biết các trường sẽ có cách làm được :D.

    Btw, blog anh Văn có font, size và màu rất dễ đọc :D.

  2. Hì, trò tán tỉnh các bác alumni thì các trường đều tích cực làm từ lâu rồi. Nhà to nhà nhỏ đều có tên hết, chắc bây giờ sẽ phải đặt xuống từng phòng học cho đủ chỗ :=))

    Nhiều trường cũng không vừa, họ muốn chuyển ra private. Nhưng còn vướng vấn đề bất động sản vẫn thuộc về bang.

  3. tikitaka permalink

    Em không nghĩ funding từ các project của các giáo sư nhiều đến thế đâu.

  4. tikitaka: Những ai làm có hướng applied, mà có cả một group thì có thể có grant lớn, thường không phải từ NSF, kiểu như NIH grant co thể đến >1M/year.

  5. trời, h mới bk dc là bang bên trong rẻ hơn bên ngoài @@, lúc đầu vào cứ tươg ai cũng như ai :((

    • Các trường công tốt học phí cho sinh viên từ ngoài bang vào rất đắt, không kém gì các trường Ivy league.

  6. Xiền là một vấn đề muôn thuở….

  7. Phạm Thanh Tú permalink

    Về châu Âu thôi:))

  8. Đỗ Quốc Anh permalink

    Chuyện con ếch ko nhảy ra khỏi nồi là hoax đấy anh Văn ạ :-). Chỉ có ếch bằng nhựa mới ko nhẩy ra thôi, chứ ếch thật con nào cũng nhẩy ra hết.

  9. Quang Dao permalink

    http://en.wikipedia.org/wiki/University_of_Illinois_clout_scandal
    Hôm nay em đọc bài này của giáo sư thấy bổ ích thật. Nhưng nhiều trường public universities vì budget cut mà giảm chất lượng admission, thậm chí còn nhận những học sinh không đủ điều kiện (ví dụ như trường em)
    http://en.wikipedia.org/wiki/University_of_Illinois_clout_scandal

Gửi phản hồi cho wap tải game Hủy trả lời